Thâm niên là gì? Cách tính phụ cấp thâm niên

Nhiều người vẫn cho rằng phụ cấp thâm niên chỉ dành cho cán bộ, viên chức làm việc tại Cơ quan Nhà nước. Thế nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành thì điều này liệu có thực sự chính xác. Hãy cùng 1worldrecipes.com tìm hiểu thâm niên là gì trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

I. Thâm niên là gì?

Thâm niên chính là thời gian làm việc liên tục theo năm của người lao động
Thực tế, pháp luật Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc định nghĩa thâm niên là gì. Vậy nên, chúng ta có thể hiểu rằng đây là quá trình làm việc liên tục được tính theo năm của người lao động. Thâm niên được dùng để làm căn cứ tính phụ cấp cho người lao động phụ thuộc vào từng chế độ phúc lợi riêng của người sử dụng lao động.
Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ được ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các thỏa thuận về tiền thưởng, thời gian tăng lương, phụ cấp và nhiều chế độ khác.
Hiểu đơn giản, phụ cấp thâm niên chính là khoản phụ cấp lương mà người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài được trả thêm hàng tháng, nhằm tạo động lực cho người lao động có thể cống hiến nhiều hơn.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, phụ cấp thâm niên ở các doanh nghiệp sẽ do từng chế độ đãi ngộ của người sử dụng lao động vì thế không phải người lao động nào cũng có phụ cấp thâm niên.
Tuy nhiên, ở một số ngành nghề, cơ quan Nhà nước thì tiền lương hàng tháng sẽ có thêm khoản phụ cấp thâm niên, đó là:
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội Việt Nam.
  • Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an Việt Nam.
  • Những người công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
  • Cán bộ công chức được sắp xếp lương theo chức danh, theo ngạch như hải quan, viện kiểm sát, tòa án, kiểm lâm, thanh tra.
  • Nhà giáo công tác, giảng dạy tại các cơ sở công lập đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

II. Cách xác định thâm niên công tác

Phụ cấp thâm niên sẽ được trả cùng với tiền lương hàng tháng
Theo quy định về cải cách chính sách tiền lương, có 3 nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là quân đội, công an và cơ yếu. Trong đó, mốc thời gian để những đối tượng này được hưởng thâm niên theo quy định là 60 tháng làm việc.
Để biết được cách xác định phụ cấp thâm niên là gì, bạn cần cần phải lưu ý những quy định sau về thời gian không tính thâm niên.
  • Thời gian người lao động bị đình chỉ công tác, tạm giữ, chấp hành án, đảo ngũ.
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hơn 1 tháng.
  • Thời gian nghỉ thai sản, ốm đau vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian tập sự, thực tập.
  • Thời gian đối tượng thực hiện chế độ công chức dự bị.
  • Thời gian làm những công việc được xếp theo ngạch, hoặc các vị trí không nằm trong trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên.

III. Những đối tượng được nhận trợ cấp thâm niên

Không phải người lao động nào cũng được trả phụ cấp thâm niên
Theo quy định của pháp luật, phụ cấp thâm niên chính là khoản tiền bắt buộc được tính vào tiền lương hàng tháng đối với cơ quan nhà nước. Vậy những đối tượng nào sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên?
Các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên gồm có:
  • Nhà giáo bao gồm viên chức ngành giáo dục, đào tạo và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp nằm trong danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp chi phí hoạt động.
  • Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đang công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, tàu huấn luyện, trung tâm thực hành, trạm, trại, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn thuộc cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, cơ sở đào tạo giáo dục đại học công lập.
Thực tế, phụ cấp thâm niên không xuất hiện nhiều ở các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể sử dụng phụ cấp thâm niên để tính mức phụ cấp cho người lao động. Số tiền phụ cấp sẽ phụ thuộc vào năng lực tài chính của các doanh nghiệp.
Vì thế, không phải người lao động nào cũng có phụ cấp thâm niên và người sử dụng lao động không bắt buộc phải trả thêm phụ cấp thâm niên cho người lao động.

IV. Cách tính phụ cấp thâm niên

Quy định về mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:

Mức phụ cấp thâm niên sẽ được khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm
  • Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 60 tháng (tức 5 năm) sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm phụ cấp thâm niên sẽ được tính thêm 1%.
  • Phụ cấp thâm niên sẽ được trả cùng với lương hàng tháng, được dùng để đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
Cách tính phụ cấp thâm niên hàng tháng được quy định như sau:
Mức phụ cấp thâm niên = (mức lương cơ sở + phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x tỷ lệ phụ cấp được hưởng.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được thâm niên là gì cũng như cách tính phụ cấp thâm niên. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.